Bí quyết sống khỏe mạnh ở tuổi “xưa nay hiếm” của một vị giáo sư nhờ cấy chỉ huyệt đạo

“Người ta bảo có bệnh thì vái tứ phương, tôi không có bệnh nhưng muốn khỏe mạnh và trường thọ nên cũng “vái”. Và địa chỉ mà tôi tìm đến là Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang của BS Quách Tuấn Vinh”, GS. TSKH Hoàng Tích Huyền chia sẻ.

Cấy chỉ để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
Chiều đông, Hà Nội lạnh buốt, tôi đến phố Hàn Thuyên thăm Giáo sư Hoàng Tích Huyền, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý - Đại học Y Hà Nội. Ở tuổi “xưa nay hiếm” (sinh năm Kỷ Tỵ, 1929) nhưng ông vẫn có đôi mắt sáng rõ, dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói sang sảng, đặc biệt rất minh mẫn.

- Phóng viên: Chào Giáo sư, xin ông cho biết mối nhân duyên nào đã đưa ông đến với Trung tâm cấy chỉ Minh Quang?

- GS. Hoàng Tích Huyền:
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi trở về Hà Nội. Năm 1960, thấy tim mình hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi. Tôi chưa hiểu rõ về châm cứu, nhưng vì tim đập khác thường, thử tìm đến Viện Đông y gặp bác sĩ Phạm Bá Cư, chuyên gia châm cứu mới từ Nhật Bản về. Được ông Cư châm khoảng 3 - 4 lần vào mấy huyệt đạo trên cánh tay, quá lâu rồi, nay chỉ còn nhớ được các huyệt Nội quan, Hợp cốc, Thần môn, rồi bệnh khỏi hẳn. Từ ấy tôi bắt đầu "ngộ" ra rằng trên cơ thể con người thật sự có các huyệt đạo và chúng đều đóng vai trò quan trọng.

Ở trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn của tôi thường kết hợp công việc với bộ môn Y học cổ truyền, nên có nhiều dịp gặp gỡ các đồng nghiệp bên đó. Tôi bắt đầu tìm hiểu châm cứu nhưng cũng chỉ bập bõm biết một số huyệt chính.

Cách đây 7 năm, tôi có gợi ý hai cô nhân viên, một người mắc bệnh phụ khoa, một người thoát vị đĩa đệm đến Trung tâm cấy chỉ ở phố Lý Nam Đế (lúc đó tôi chưa biết rõ địa chỉ và người phụ trách). Sau vài lần cấy, bệnh tình giảm rõ rệt.

Đã về hưu 16 năm nay, trở thành "tỷ phú về thời gian", tôi có điều kiện để nghĩ cách giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Nghĩ cấy chỉ có thể góp phần cải thiện sức khỏe, tôi tìm gặp bác sĩ Trịnh Đình Cần, chỗ quen thân, trước đây làm việc ở Quân y Tổng cục Chính trị, có nhiều năm chỉ đạo chuyên khoa cấy chỉ chữa bệnh. Bác sĩ Cần rất nhiệt tình nhưng vì nay tuổi cao khó làm được việc này cho chính xác nên dẫn tôi đến đồng nghiệp trẻ là bác sĩ Quách Tuấn Vinh, Giám đốc Trung tâm cấy chỉ 12b Lý Nam Đế. Đây là lần đầu tôi làm quen với anh Vinh.
GS Hoàng Tích Huyền rất cao về phương pháp cấy chỉ huyệt đạo

- Buổi gặp gỡ đầu tiên ấy, ông có ấn tượng gì đặc biệt không?

- Chưa rõ cấy chỉ "nếp tẻ" ra sao, cũng thấy lo lo. Nghĩ mãi, tôi cũng chỉ dám xin cấy mấy huyệt rất quan trọng là Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải; đắn đo mãi, đành liều ghi thêm huyệt Trung quản. Tờ ghi này của tôi còn lưu tại hồ sơ cá nhân ở Trung tâm, coi như một kỷ niệm “tuyệt đẹp". Bác sĩ Vinh cho biết cần thêm vài huyệt nữa để đúng với nguyên lý Khí Huyết, Âm Dương, Thủy Hỏa, bồi dưỡng chính khí... Lần đầu tiên, tôi được cấy khoảng 20 huyệt. Cấy xong, "cả nhà" cười ầm lên: "Ngần ấy huyệt thì ăn thua gì, ở đây nhiều bệnh nhân còn cấy 40 - 50 huyệt!".

Nhờ cải tiến công nghệ, Trung tâm đã đạt được thành quả như vậy, giúp nâng cao rõ rệt hiệu lực điều trị. Một điều khiến tôi thích thú và nhớ ơn: Bác sĩ Vinh rất nhiệt tình, kỹ thuật viên có tay nghề vững, tận tụy, giữ đúng y đức. Ví dụ đôi khi đến một cháu bé tự kỷ, cả ba nhân viên phải "đánh vật" với cháu trong tiếng la hét, giãy giụa của bé, nhưng các bạn vẫn trầm tĩnh, làm việc đâu ra đấy.

Tôi với anh Vinh, một già một trẻ, cách nhau nhiều tuổi nhưng quý mến nhau ngay từ đầu; dễ hiểu nhau vì cùng là cựu chiến binh, hoàn toàn thông cảm tâm đắc về nghề nghiệp. Từ đó cứ từng thời gian tôi lại đến cấy chỉ, coi như một loại "vắc - xin" nâng cao sức khỏe.

- Sau một thời gian cấy chỉ, ông thấy sức khỏe hiện tại của mình ra sao?

- Có lẽ tới ngày hôm nay tại Trung tâm, tôi là người duy nhất mong muốn đến cấy chỉ chỉ để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ chứ không phải vì bệnh nọ tật kia. Vậy để đánh giá và định lượng sức khỏe sẽ rất khó. Nhưng tôi thấy có những huyệt khi cấy mang lại kết quả rõ rệt. Tôi dễ bị viêm họng, dạ dày đôi lúc lộn xộn nên nhờ anh Vinh cho cấy để phòng bệnh, hiệu quả thấy ngay. Cách đây vài tháng, bị run tay do tuổi cao, tôi muốn theo phương pháp cấy ghép trên loa tai của các nhà khoa học Đức và được bác sĩ Vinh tán thành. Sau hai lần nhĩ châm thấy đỡ nhiều, nhưng chắc phải cấy thêm vài lần nữa mới khỏi hẳn.

“Tôi đã vái một phương đúng” là cấy chỉ Bản sắc Việt
- Thời gian gần đây, nghe nói ông cũng đã tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu khá nhiều các tài liệu liên quan đến huyệt đạo và cấy chỉ?

- Xin bạn đừng nói là tôi "nghiên cứu" vì tôi là ngoại đạo. Chỉ tò mò muốn học hỏi. Tôi đặt kế hoạch học có hệ thống về kinh lạc (với mức độ sơ cấp thôi!); đến nay đã nắm được hầu hết những huyệt thuộc 12 kinh và mạch Nhâm mạch Đốc, thêm một số kỳ huyệt cần thiết.

Là thầy giáo, làm khoa học suốt đời nên dễ tìm cách học thuận lợi. Mầy mò tìm tài liệu, càng đọc càng thích thú, lại học các huyệt ngay trên thân mình nên không khó! Bà xã hay cười tôi. Mỗi khi tôi nằm lẩm nhẩm đếm huyệt trên cơ thể mình, bà lại trêu là "ông bị chập mạch rồi"!

Bạn nghĩ xem: được cấy vào huyệt nào thuộc kinh nào mà mình nắm vững vị trí và tính năng của huyệt đó kinh đó thì vui lắm chứ? Có lúc cấy hơi đau tý tẹo, nhưng là "đau sướng"!

Tại Trung tâm có nhiều người bệnh mang nhiều loại chứng bệnh khác nhau, như các cháu tự kỷ, người lớn run tay, bệnh tim mạch, hen phế quản, tắc nghẽn phổi, hư xương khớp, v.v… đều được điều trị có hiệu quả. Tôi hỏi nhiều người bệnh, họ thấy sau khi cấy 2 - 3 lần, bệnh thuyên giảm nhiều. Càng thấy rõ cấy chỉ còn nâng cao sức khỏe, có ích cho y học dự phòng.
GS Hoàng Tích Huyền khỏe mạnh, minh mẫn ở tuổi xưa nay hiếm 
 
- Là người đã có thời gian trải nghiệm về châm cứu, cấy chỉ, theo ông phương pháp điều trị bệnh bằng cấy chỉ có cơ sở khoa học không?

- Theo tôi tìm hiểu và nghe giải thích, có nhiều điều chứng minh được!

Từ hàng nghìn năm về trước khi chưa có Tây y, tổ tiên đã biết dùng đến thảo dược, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… để phòng và chữa bệnh. Cấy chỉ là một hình thức châm cứu. Xưa kia châm cứu, cấy chỉ tiến bộ chậm vì không có khoa học thực nghiệm chứng minh. Ngày nay đã tiên tiến hơn vì khắp nơi trên thế giới họ cũng thực sự cầu thị, học tập theo, phát triển lên và có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là châm cứu có cơ sở khoa học.

Vài tác dụng sinh học của châm cứu và cấy chỉ: 

- Tăng đồng hóa, giảm dị hóa tại nơi được cấy, kèm theo là tăng protein và hydrat carbon, giảm acid lactic, nên làm tăng chuyển hóa và dinh dưỡng cơ;
- Giảm đau nhờ kích thích cơ thể tăng sinh endorphin ("morphin nội sinh");
- Chống rối loạn thần kinh thực vật, ổn định nội môi;
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng thực bào của bạch cầu;
- Catgut là protein của ruột non cừu, mèo... coi như kháng nguyên, khi cấy vào cơ thể sẽ kích thích tạo kháng thể, làm thay đổi có lợi về tính miễn dịch của cơ thể.
- Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn giữ được sức khỏe khá tốt, ông có thể chia sẻ bí quyết của mình với bạn đọc không?
- Thưa bạn thân mến, tôi chẳng có bí quyết gì cả! Cùng 88 tuổi xuân như tôi, xưa hiếm nhưng nay không hiếm! Bạn bè cùng lứa có nhiều người sắp đạt hoặc vừa qua tuổi chín chục vẫn biết tận hưởng tuổi già xanh! Thi thoảng họp nhau, "cưa sừng làm nghé", vẫn đồng ca, "cậu cậu, tớ tớ", trêu đùa nhau hóm hỉnh, cười "thả phanh" cứ như thuở nào khi còn ở tuổi đôi mươi. Tôi nghĩ, chúng ta chỉ cần thực hiện đúng và đều (không dễ đâu!) những điều chỉ dẫn thường thức ở các sách phổ biến khoa học y học cũng đã quá tốt rồi! Tạm kể: dinh dưỡng đúng cách, tập luyện vừa sức, sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ, nếu có bệnh phải chữa thật sớm, v.v. và giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng (đây là điều khó nhất cho tôi, cho nhiều người, có đúng không?).

Tôi có niềm vui (chứ không phải "bí quyết" đâu nhé) là thích nghe nhạc cổ điển, xem bóng đá và chăm học. Tôi luôn cập nhật thông tin khoa học, chẳng phải để làm vương làm tướng gì đâu, nhưng chỉ "để khỏi đuối" so với thế hệ trẻ. Học trò tôi ngày nay thông minh, giàu sáng tạo, nên muốn làm việc với họ, người thầy cần cố gắng nhiều nhiều nữa.

Tôi có nhiều bạn tốt: thật ấm lòng, các đồng đội năm xưa, đồng nghiệp, rồi những "cụ" học trò (nay đã về hưu), cả lớp trẻ ngày nay cũng năng lại thăm, động viên tôi khi gặp trắc trở, thích thú khi thấy tôi vẫn vui khỏe.

Người ta bảo có bệnh thì vái tứ phương, tôi không có bệnh nhưng cũng "vái" và tìm được một trong nhiều phương đúng: đó là cấy chỉ để bảo kiện, bảo thọ.

- Xin trân trọng cảm ơn, kính chúc Giáo sư mạnh khỏe, sống lâu nhưng đừng già!

PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện MEDLATEC cho biết: Châm cứu có lịch sử hơn 3000 năm ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á, đến nay đã được sử dụng ở trên 160 nước và hiệu quả của châm cứu ngày càng được các nước phương Tây chấp nhận. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chấp nhận sử dụng châm cứu để điều trị. Cấy chỉ cũng là một loại đặc biệt của châm cứu, nhưng có một số đặc điểm và lợi ích nổi bật. Đến nay, cơ sở khoa học của châm cứu, cũng như của cấy chỉ, đã được nhiều nghiên cứu khoa học ghi nhận.

Nhạc nền