Đại Kỷ NGuyên: CỦ GỪNG CHỮA BỆNH

Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy? Loại thân ngầm có vị hăng và cay nồng này có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và một danh sách dài dằng dặc các bệnh khác.

Củ gừng – thảo dược tuyệt vời có thể chữa trị từ bệnh viêm khớp đến bệnh tim mạch
Tác giả: Cathy Margolin | Dịch giả: Ngọc Yến 20 Tháng Mười Hai , 2015 (bhofack2/iStock) (bhofack2/iStock)
Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy? Loại thân ngầm có vị hăng và cay nồng này có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và một danh sách dài dằng dặc các bệnh khác. Dưới đây là tên một vài công dụng chữa bệnh của gừng: say độ cao, viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau bụng, liệu pháp bổ sung trong quá trình hóa trị liệu, trợ giúp tiêu hóa, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bệnh tim, viêm nhiễm, say tàu xe, đau bụng kinh… Điều mà mọi người ít biết nhất về củ gừng (tên khoa học là zingiber officinale) là sự bí mật ẩn chứa trong loại thảo dược này, đó chính là liều lượng sử dụng. Quảng cáo Cho dù bạn đang uống trà gừng, gừng dạng viên nang hoặc rượu gừng, hay các gói chiết xuất cô đặc, bạn cũng phải cân nhắc hai điều: liều lượng và thời gian sử dụng. Một lưu ý quan trọng nữa là hiệu lực của sản phẩm bạn đang sử dụng, bởi vì các loại dầu dễ bay hơi, các chất hóa học trong gừng như gingerol và shogaol là những thành phần có lợi. Hãy cân nhắc tới việc chỉ mua những loại thảo dược chiết xuất còn đầy đủ thành phần các chất vì củ gừng cũng chứa các sulfide (có lưu huỳnh), polyphenolic, carotenoids, coumarin, saponin, sterol thực vật, curcumins, và phthalides, tất cả đều góp phần vào hiệu quả của gừng. Liều lượng là quan trọng! Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cũng cần được lưu ý. Củ gừng đã được nghiên cứu chuyên sâu vì nguồn gốc cổ xưa của nó là từ y học cổ truyền phương Đông, y học Ấn Độ (Auyervedic) và cả y học Ả Rập. Củ gừng được công nhận là giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến bệnh tim vì nó là chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, khi các mạch máu có thể bị ứ tắc, dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chắc chắn là cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa. Ginger has a very long history of use in various forms of traditional medicine. (marilyna/iStock) Gừng được coi là một loại thảo có tính nóng trong y học cổ truyền, vì vậy nó đặc biệt hữu ích cho những người có thể trạng lạnh. (marilyna / iStock) Hướng dẫn liều dùng thông thường Đối với tình trạng buồn nôn và ói mửa liên quan đến thai nghén, các nghiên cứu trên người cho thấy rằng hàng ngày dùng 1g gừng có thể có hiệu quả đối với sự buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 4 ngày). Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng gừng thì tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng. Nghiên cứu được tổng hợp để xem liệu gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hay không. Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1g gừng trước khi phẫu thuật giảm buồn nôn cũng tốt như dùng một loại thuốc chống nôn hàng đầu. Trong một trong những nghiên cứu này, những phụ nữ tiếp nhận gừng cũng cần ít thuốc hơn để chữa buồn nôn sau phẫu thuật. Chiết xuất gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để làm ấm nội tạng, đặc biệt hữu ích cho tiêu hóa. Gừng được coi là một loại thảo dược làm ấm trong y học thảo dược Trung Quốc và vì lý do này, nó đặc biệt hữu ích cho những người có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào kể trên – toàn thể trạng bị lạnh. Trong số tất cả những công dụng trên, gừng đặc biệt có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông. ginger oil in a glass bottle close-up, horizontal Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng. – Đối với trẻ em: Không cho trẻ em dưới hai tuổi dùng gừng. Gừng có thể được sử dụng cho trẻ em trên hai tuổi để điều trị buồn nôn, đau bụng, và nhức đầu. – Liều dùng tiêu chuẩn: Dùng từ 75 mg đến 2000 mg chia làm nhiều lần cùng với thức ăn, hàm lượng tiêu chuẩn là chứa 4% tinh dầu hoặc 5% hợp chất tác dụng mạnh bao gồm 6-gingerol hoặc 6-shogaol. – Đối với chứng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2-4 gam rễ tươi hàng ngày (0,25-1,0 gam rễ củ dạng bột) hoặc 1,5-3,0 ml (30-90 giọt) chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày. – Để ngăn ngừa ói mửa, dùng 1 gam gừng bột (1/2 muỗng cà phê) hoặc tương đương, sau mỗi 4 giờ khi cần thiết (mỗi ngày không quá 4 liều), hoặc 2 viên nang gừng (1 gam), 3 lần mỗi ngày. – Bạn cũng có thể nhai một lát gừng tươi (khoảng 7g ) khi cần thiết. – Đối với chứng ói mửa do thai kỳ, sử dụng 250 mg 4 lần mỗi ngày trong 4 ngày liền. – Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng nếu bạn sắp dùng thuốc làm loãng máu. – Đối với bệnh đau viêm khớp: dùng 250 mg gừng 4 lần mỗi ngày trong vài tháng. – Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng. – Người lớn: Nói chung, không dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày, bao gồm cả trong thực phẩm. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 gam mỗi ngày.
http://vietdaikynguyen.com/v3/85067-cu-gung-thao-duoc-tuyet-voi-co-chua-tri-tu-benh-viem-khop-den-benh-tim-mach/

Nhạc nền