THỰC HƯ VỀ CẤY CHỈ TRỊ BỆNH

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc quan tâm đến một phương pháp chữa bệnh có tên gọi là cấy chỉ. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu và trao đổi với các thầy thuốc ưu tú bs QUÁCH TUẤN VINH về phương pháp cấy chỉ này.

              ảnh: Cấy chỉ điều trị cho trẻ em tại Trung tâm cấy chỉ Minh Quang (ảnh có tính chất minh họa)

Cấy chỉ là gì?

          Thực chất, cấy chỉ vào huyệt đạo là một phương pháp châm cứu hiện đại, được coi là một bước tiến của phương pháp châm cứu. Nhưng do mang một cái tên dân dã nên đã khiến cho nhiều người còn xa lạ với phương pháp chữa bệnh này, thậm chí còn phủ lên nó một phép màu huyền bí.

          Cấy chỉ còn có một số tên gọi khác như chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm… Theo ông, không nên gọi là chôn chỉ, vùi chỉ do có thể gây cho người bệnh một cảm giác không nên có.

          Tâm điểm của sự quan tâm

          Một số báo đài (O2TV, VOV, HN1, VTV2…) cũng đăng tải giới thiệu phương pháp cấy chỉ được thực hiện ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Một số thông tin về việc cấy chỉ gây nghiễm trùng, cấy chỉ chữa tự kỷ không có cơ sở khoa học… được đăng tải cũng đã gây sự chú ý của dư luận. Và nếu bạn vào google gõ hai từ “cấy chỉ” có thể tìm được rất nhiều bản tin giới thiệu chữa bệnh bằng cấy chỉ của các thầy thuốc Đông y tư nhân từ Thái Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Tp.HCM… Chính vì thế hai từ “cấy chỉ” càng kích thích sự tò mò của mọi người.

          Đã có một thời, châm cứu đã là cứu cánh của những người bệnh mà tây y gặp khó khăn trong điều trị. Những thông tin về hiệu quả của những ca bệnh lý hay được đăng tải trên website caychi.com.vn của Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang đã gây sự chú ý quan tâm của nhiều người bệnh. Tại cơ sở y tế này, cấy chỉ là phương pháp điều trị chính,khác với quan điểm một số nhà khoa học  cho rằng cấy chỉ chỉ là một phương pháp điều trị bổ trợ sau liệu trình châm cứu.

          Bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho hay, dư luận có xôn xao có thể cũng là do chưa hiểu hết bản chất của cấy chỉ và cái tên cấy chỉ nghe nó hơi lạ với các phương pháp điều trị khác. Hoặc giả, chính hiệu quả cao của cấy chỉ mang lại đã tạo ra một sự kỳ diệu lôi cuốn sự chú ý của dư luận. Tại đây, nhiều ca bệnh khó như teo gai thị, thoát vị đĩa đệm, di chứng liệt sau đột quỵ, sau viêm hoặc lao màng não, tự kỷ, bại não, bệnh phổi co thắt tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, thoái hóa cơ tủy …đã được điều trị – PHCN thành công bằng công nghệ cấy chỉ vào huyệt đạo.

 

          Cơ sở khoa học của cấy chỉ

          Cấy chỉ vào huyệt đạo không phải là một phương pháp mới và không có gì là huyền bí như suy nghĩ của một số người. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho hay: Cấy chỉ vào huyệt đạo thực chất là một phương pháp châm cứu hiện đại, có nguồn gốc Đông y, xuất xứ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ những năm 1970, đã được nghiên cứu và áp dụng ở một số bệnh viện như Viện Châm cứu Trung ương, Viện đông y trung ương, bệnh viện quân y 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 … Cơ sở khoa học của phương pháp này cũng là cơ sở khoa học của châm cứu. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu khoa học ứng dụng cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản, viêm loét dạ dày tràng…

 

          Cấy chỉ vào huyệt mang lại hạnh phúc cho người bệnh

          Trong châm cứu, có nhiều cách tác động vào huyệt đạo như dùng dòng xung điện kích thích vào huyệt gọi là điện châm; dùng thuốc tiêm vào huyệt gọi là thủy châm, dùng laser chiếu vào huyệt gọi là laser châm…Cấy chỉ là cách tác động vào huyệt đạo bằng cách cấy ghép chỉ phẫu thuật tự tiêu trong một thời gian nhất định. Trên thế giới, hiện nay có nhiều nước áp dụng phương pháp cấy ghép vào huyệt đạo như Trung Quốc, Hungary, Đức, Indonesia, Nga, Ấn Độ, Tây Ban Nha…

          Trên thế giới, đã có các nhà khoa học quan tâm nghien cứu phát triển cấy ghép vào huyệt đạo. Tiến sĩ Volker Baumgarten là một chuyên gia về cấy ghép vào huyệt ở Đức nhận định: Cấy ghép vào huyệt đạo đã tạo ra một cuộc cách mạng trong châm cứu! Các nhà khoa học đã nghiên cứu ph­ương pháp vi cấy ghép trên loa tai (auricular acupuncture implant). Ph­ương pháp này có tầm quan trọng có thể thay thế cho phương pháp điều trị thông thường.

          Tiến sĩ Ulrich Werth, một châm cứu gia người Đức ở Trung tâm cấy ghép vào huyệt đạo (Center implant acupuncture) cho hay: Khác với châm cứu truyền  thống, cấy ghép vào huyệt đạo đã  tạo ra một kích thích liên tục trong khoảng thời gian nhất định. Kích hoạt hệ  thông tin của cơ thể, kích hoạt  mạng l­ưới điều khiển học của các phản ứng thể chất, tinh thần và trí tuệ… thông qua việc dẫn truyền xung động thần kinh, vì vậy có thể kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, tăng c­ường đáp ứng miễn dịch và dẫn truyền thần kinh…

 

          Tại sao cấy chỉ vào huyệt lại có tác dụng chữa bệnh?

          Theo Đông y, cấy chỉ có tác dụng bổ chính, khu tà, khai huyết ứ, thông khí uất, điều hòa chức năng các tạng phủ, điều hòa âm dương… nên có tác dụng phòng và trị bệnh. Tại tọa đàm “Cấy chỉ chữa bệnh nan y và mạn tính” vừa tổ chức tại Hà Nội (4.2012), PGS tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, giám đốc chuyên môn BV Medlatec đã khẳng định: cấy chỉ có cơ sở khoa học là châm cứu. Theo y học hiện đại, cơ chế của châm cứu là cơ chế thần kinh thể dịch, có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích phục hồi thần kinh cơ, điều hòa nội tiết, điều hòa huyết áp, điều chỉnh trương lực cơ vân và cơ trơn, tăng tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, chống viêm; kích thích tăng tiết morphin nội sinh…từ đó mà có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh.

          Vì vậy, cấy chỉ chính là một cách châm cứu khác với điện châm, thủy châm, từ châm …quen thuộc, cơ sở khoa học chính là cơ sở của châm cứu. Nhưng cấy chỉ khác với châm cứu truyền thống là chúng tác động kéo dài trong một thời gian nhất định (theo thời gian tự tiêu của loại chỉ) nên đáp ứng yêu cầu chữa bệnh tốt hơn. Có lẽ, điều kỳ diệu từ cấy chỉ vào huyệt đạo mang lại là do sự kéo dài kích thích trên huyệt mang lại.

 

          Thức dậy của phương pháp đã ngủ quên

          Tìm đến Trung tâm Cấy chỉ – phục hồi chức năng (PHCN) Minh Quang ở 12 b phố Lý Nam Đế, Hà Nội là Trung tâm y tế đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu, ứng dụng và phát triển phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo, chúng tôi thấy bệnh nhân đến chữa bệnh thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ người cao tuổi, trung niên đến cả trẻ nhỏ. Quan sát bệnh nhân đến đây, chúng tôi thấy người lớn thì đa phần có vấn đề xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp…; rất nhiều trẻ em có những biểu hiện mắc bệnh tự kỷ như tăng động giảm chú ý, khả năng giao tiếp kém, nói những câu vô nghĩa… được gia đình đưa đến khám và điều trị.

          Người bệnh được bác sĩ khám bệnh theo quy trình đông y với thứ tự vọng (quan sát), văn (nghe, ngửi), thiết (sờ nắn, bắt mạch), vấn (hỏi). Khi chẩn đoán có đối chiếu với các xét nghiệm, phim X quang hoặc cộng hưởng từ đã có của người bệnh để có chẩn đoán chính xác. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định, giới thiệu một số cơ sở y tế có uy tín để chụp X quang, cộng hưởng từ, xét nghiệm máu…Kỹ thuật viên cấy chỉ là các y sĩ chuyên ngành đông y thực hiện cấy chỉ vào huyệt đạo theo y lệnh của bác sĩ. Mỗi người bệnh đến khám và điều trị thường mất khoảng 1 – 1,5 giờ tùy theo số lượng huyệt được cấy chỉ và tùy theo số bệnh cần điều trị. Cũng như châm cứu truyền thống, trẻ em thường là không hợp tác với thầy thuốc trong khi điều trị nên cần phải có gia đình hỗ trợ việc ôm giữ. Thời gian cho lần điều trị tiếp theo thường cách 15 ngày với người lớn và 20 ngày với trẻ em. Thuốc men có thể được sử dụng kết hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt số lần cấy chỉ cho bệnh nhân.

          Theo bác sĩ Quách Tuấn Vinh, cùng một loại bệnh lý nhưng do “bản tạng” của người bệnh khác nhau nên việc sử dụng các huyệt đạo cũng có thể khác nhau. Mặt khác, người bệnh thường có nhiều bệnh mạn tính kết hợp nên khi điều trị cũng có thể được thầy thuốc phối hợp huyệt vị để điều trị các bệnh chứng đang mắc.

          Sau khi điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại phòng khám 5-10 phút trước khi ra về và được hẹn 15 – 20 ngày sau quay lại điều trị tiếp. Đợt điều trị cơ bản là ba đến năm lần tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng bệnh chứng.

 

          Bệnh viện dậm chân tại chỗ, hội nghề nghiệp lại quan tâm!

          Trên thực tế, hiện nay một số bệnh viện lớn chưa chú ý phát triển phương pháp này. Tại Viện châm cứu Trung ương, phương pháp cấy chỉ đã được nghiên cứu áp dụng từ năm 1982 với quan điểm chỉ là một biện pháp bổ trợ sau liệu trình châm cứu. Tại một số cơ sở đào tạo y học cổ truyền chính thống, phương pháp cấy chỉ vào huyệt vẫn được đưa vào giảng dạy nhưng chỉ dừng ở mức tham khảo vì ít bác sĩ thực hành được. Thật là một khoảng cách xa vời giữa giảng đường và bệnh viện! Xong với một số phòng khám tư nhân, cấy chỉ trở nên rầm rộ khoảng 2 – 3 năm nay. Hội đông y Hà Nội là một hội nghề nghiệp nhưng cũng đặc biệt quan tâm nghiên cứu phát triển công nghệ cấy chỉ. Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang là một chi hội trực thuộc của Hội đông y Hà Nội có chức năng nghiên cứu, kế thừa và phát triển y học cổ truyền trong đó trọng tâm là công nghệ cấy chỉ vào huyệt đạo. Thầy thuốc ưu tú BS Nguyễn Hồng Siêm, chủ tịch hội Đông y Hà Nội, ủy viên thường vụ Hội đông y Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm “Cấy chỉ chữa bệnh nan y và mạn tính” đã kỳ vọng sự phát triển Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang trở thành một BV đầu ngành về cấy chỉ vào huyệt đạo.

 

          Phải chăng các bệnh viện lớn không phát triển cấy chỉ vì không hiệu quả và gây hại?

          Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho biết: Một số BV vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo. Tuy nhiên, do có những quan điểm cho rằng, cấy chỉ là cái đã qua, không nghiên cứu lại, chỉ là một biện pháp bổ trợ sau liệu trình châm cứu, hoặc do công nghệ cũ có nhiều khiếm khuyết nên không thể mở rộng phạm vi điều trị, hiệu quả điều trị chưa cao… Có thể, còn do chưa thấy được hiệu quả cao của cấy chỉ, không thấy những ưu điểm của cấy chỉ mang lại cho người bệnh, cho xã hội mà bỏ qua không nghiên cứu sâu hơn… Công nghệ cấy chỉ cũ do kỹ thuật còn nhiều khiếm khuyết, thường dùng kim troca (kim chọc dò tủy sống) có kích thước to, khiến bệnh nhân đau, chảy máu và chỉ cấy được ít huyệt trong một lần điều trị.

          Tại Trung tâm cấy chỉ – PHCN Minh Quang, bác sĩ Quách Tuấn Vinh đã chủ động cải tiến công nghệ, xây dựng quy trình kỹ thuật cấy chỉ hoàn thiện, giúp quá trình cấy chỉ trở nên đơn giản hơn, hạn chế các khiếm khuyết của các công nghệ cấy chỉ khác gây ra như gây đau, gây chảy máu, dễ nhiễm trùng…nên giảm thiểu sự đau đớn và chảy máu, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.

          Bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho rằng: Cũng phải nhìn nhận một thực tế, một số thầy thuốc có áp dụng cấy chỉ, nếu chưa thay đổi được công nghệ cấy ghép thì thường chỉ định khá hạn chế với một số mặt bệnh nhất định như hen phế quản, viêm mũi dị ứng…

          Trung tâm cấy chỉ – Phục hồi chức năng Minh Quang đang được đánh giá là cơ sở hàng đầu đã thay đổi công nghệ để cấy chỉ và có thống kê, nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị. Bác sĩ Quách Tuấn Vinh khẳng định, do có công nghệ cấy ghép tiên tiến nên đã mở rộng phạm vi điều trị – PHCN, nâng cao hiệu quả điều trị -PHCN bằng công nghệ cấy chỉ được áp dụng tại Trung tâm cấy chỉ -PHCN Minh Quang trong những năm qua.

 

          Có thể điều trị được nhiều bệnh nhưng không phải tất cả

          Không ít người nghe giới thiệu nhiều bệnh đều chữa được bằng “cấy chỉ”, đặc biệt bệnh nan y và mạn tính nên tỏ ra hoài nghi: “Lẽ nào nó là gậy thần”. Sự thật là cấy chỉ có thể có hiệu quả cao với nhiều bệnh nhưng phương pháp này cũng có một phần xác suất không thành công như mọi phương pháp y khoa khác. Nghiên cứu tại Trung tâm Cấy chỉ Phục hồi chức năng Minh Quang cho thấy: có khoảng 250 bệnh chứng thuộc 18 nhóm bệnh đáp ứng điều trị với phương pháp này. Trong đó có một số bệnh có kết quả cao như: Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, tỷ lệ đáp ứng với điều trị lên tới 93.33%, trong đó kết quả tốt và khá đạt 75%; Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có kết quả trên 90 %… Riêng với bệnh ung thư thì cấy chỉ được xem là hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng suy nhược, đau đớn, thiếu máu, di chứng do xạ trị, mất ngủ… sau điều trị hóa chất và phóng xạ…Cấy chỉ vào huyệt đạo có thể hỗ trợ điều trị khối u chứ không “thổi bay” hoàn toàn khối u. Cấy chỉ không thể điều trị các bệnh ngoại khoa cấp cứu được, người bệnh cần đến các bệnh viện để được điều trị. Ngay đến nghiện hút ma túy cũng có thể hỗ trợ cho người bệnh bằng phương pháp cấy chỉ đặc biệt này.

          Nguyên cố bộ trưởng bộ Y tế Phạm Song đã từng nói: Không có bất cứ phương pháp điều trị nào đạt hiệu quả 100%. Có kết quả trên 70% đã là tốt lắm rồi. Bác sĩ Vinh chia sẻ với chúng tôi câu chuyện này khi ông được yết kiến giáo sư Phạm Song vào năm 2009.

 

          Cấy chỉ có gây nhiễm trùng?

         Trong y khoa, biến chứng, tai nạn điều trị là điều không mong muốn ở cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Biến chứng không mong muốn và có thể gặp ở cấy chỉ là nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng là do thực hiện không tốt công tác vô khuẩn như thầy thuốc không rửa tay sạch, không đi găng tay bảo vệ, cơ thể bệnh nhân không sạch sẽ, sau cấy chỉ bệnh nhân nhanh chóng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…

          Theo bác sĩ Quách Tuấn Vinh, để tránh biến chứng này, cần tuân thủ việc đảm bảo vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật cấy chỉ cho bệnh nhân. Người bệnh cần tìm đến cơ sở có uy tín, có quy trình đảm bảo vô khuẩn tốt, thực hiện nguyên tắc một chiều (dụng cụ cấy chỉ dùng riêng cho từng bệnh nhân). Người thầy thuốc phải rửa tay sạch và cần đeo găng tay phẫu thuật khi cấy chỉ vào huyệt. Với người bệnh, cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân như nên tắm rửa sạch sẽ trước khi cấy chỉ, kiêng tắm khoảng 6 tiếng sau khi cấy, tránh gió lùa và môi trường ô nhiễm… Để đảm bảo yêu cầu vô trùng này, bác sĩ Vinh còn nhấn mạnh “hãy xem cấy chỉ như một ca tiểu phẫu”, đảm bảo được các yếu tố vệ sinh, bác sĩ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì yếu tố nhiễm trùng không xảy ra.

          Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt việc nhiễm trùng với phản ứng viêm vô khuẩn có thể hình thành sau cấy chỉ vào huyệt. Trường hợp này không cần phải xử trí gì và người bệnh không phải lo ngại. Việc tư vấn cho người bệnh cần được chú ý thực hiện để đảm bảo tốt việc điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.
BS Quách Tuấn Vinh cảnh báo: Một số cơ sở cấy chỉ chưa thật sự quan tâm đến công tác vô khuẩn, dẫn đến khả năng lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, C...

 

          Thay cho lời kết

          Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc và thuốc men có nguồn gốc từ tự nhiên đã và đang là một xu hướng chung của thế giới. Chúng tôi thiết nghĩ, cấy chỉ vào huyệt đạo – một trong nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất cần được tiếp tục nghiên cứu phát triển, đáp ứng yêu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện chỉ thị 24 CT/TW ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Ban bí thư TW Đảng về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, khẳng định bản sắc của châm cứu VN trên trường quốc tế.

Nhạc nền