CẤY CHỈ - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HIỆU QUẢ CHO TRẺ BẠI NÃO

Hiện nay, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh bại não ngày càng gia tăng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Bệnh bại não thường để lại những khiếm khuyết nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây cũng là một gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội khi phải “chung sống” với căn bệnh này. Nhưng điều đáng nói là hầu hết các gia đình đều không biết rằng trẻ bị bại não cần được phát hiện sớm và điều trị lâu dài, để giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng.


 
 
Hiện nay, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh bại não ngày càng gia tăng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Bệnh bại não thường để lại những khiếm khuyết nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây cũng là một gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội khi phải “chung sống” với căn bệnh này. Nhưng điều đáng nói là hầu hết các gia đình đều không biết rằng trẻ bị bại não cần được phát hiện sớm và điều trị lâu dài, để giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng.
 
Chi phí điều trị thấp, hiệu quả cao
 
Thực tế, hầu hết trẻ bị bại não khi được đưa đến khám và điều trị tại các bệnh viện đều chủ yếu trong tình trạng vừa, nặng và rất nặng. Vì thế, việc điều trị - PHCN bại não ở trẻ hiện nay đượckhuyến khích áp dụng. Đó là sự kết hợp giữa các phương pháp y học cổ truyền gồm đại trường châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, thảo dược …với phương pháp điều trị - phục hồi chức năng theo y học hiện đại như chiếu đèn hồng ngoại, bó nến, i - on tĩnh, sóng siêu cao tần kết hợp giáo dục kỹ năng sống.  Mục đích điều trị  và phục hồi chức năng là giúp trẻ phục hồi các chức năng vận động, ngồi, tập đứng, vịn, đi men, tập đi (gọi là điều trị liệt), hạn chế khiếm khuyết, khuyết tật, phục hồi chức năng nghe, nói, giao tiếp, cải thiện và tăng cường trí nhớ.Trẻ bại não thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Các phương pháp phục hồi chức năng này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ (cơ bị co rút có thể giới hạn vận động của các khớp). Đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân và tay.
Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật chỉnh hình. Có thể kết hợp thuốc men làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường. Tuy nhiên các thuốc men hiện nay dường như không có tác dụng đáng kể.
Ngoài ra, một bước tiến mới của y học Việt Nam đối với việc điều trị căn bệnh này đó là tiến hành thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên cho trẻ bị bại não. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhi bị bại não thể trung bình hoặc nặng, nhưng không chỉ định cho thể nhẹ hoặc có động kinh. Hay những bệnh nhân chậm phát triển về trí tuệ nặng nhưng có chức năng vận động tốt, phương pháp cấy ghép tế bào gốc cũng không hiệu quả. Và chi phí 120 – 150 triệu đồng cho một ca ghép tế bào gốc chưa bao gồm quá trình tập luyện sau ghép. Đây là một hạn chế đối với những gia đình không đủ điều kiện cho con mình chữa trị bại não bằng phương pháp mới này.
Tuy nhiên, giảm được chi phí gấp nhiều lần so với các phương pháp điều trị khác, mà hiệu quả vẫn đạt được, cấy chỉ vào huyệt đạo đang là phương pháp PHCN được nhiều gia đình lựa chọn “thay thế” để chữa bệnh cho trẻ.
Theo ý kiến của PGS – tiến sĩ Cao Minh Châu, nguyên trưởng bộ môn phục hồi chức năng Đại học y Hà Nội: “Việc PHCN trẻ bại não theo các phương pháp PHCN truyền thống đòi hỏi có thời gian, phải kết hợp giữa các phương pháp PHCN với vật lý trị liệu. Cấy chỉ, châm cứu và các hình thức tác động vào huyệt đạo là một phương pháp PHCN có cơ sở khoa học cần được áp dụng tại các cơ sở y tế để nâng cao khả năng phục hồi dị tật cho trẻ bại não, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội”.
Trao đổi về phương pháp này, thầy thuốc ưu tú, đại tá, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho biết: “Cấy chỉ vào huyệt đạo là là một phương pháp PHCN hiệu quả cho trẻ bại não do có thể phục hồi các khiếm khuyết ở trẻ bại não như liệt vận động, co cứng, động kinh, thiểu năng trí tuệ.Theo Đông y, bệnh bại não có thể quy nạp vào nuy chứng, kinh phong với các biểu hiện như bại liệt, co cứng cơ, động kinh… Có nguyên nhân do tiên thiên bất túc, hậu thiên bất điều, khí huyết lưỡng hư, can phong nội đông… Cấy chỉ vào huyệt đạo có tác dụng điều hòa khí huyết, thư cân, giải cơ, kiện não, thanh can, kiện tỳ. Cơ sở khoa học của phương pháp cấy chỉ là kích thích sự hồi phục của các trung khu thần kinh trên vỏ não và hệ thống thần kinh ngoại vi; tăng cường máu cung cấp đến các vùng cơ liệt và nãobộ; tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, kích thích cơ thể tăng sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, chống viêm, phục hồi tổ chức thần kinh bị tổn thương như adenosine, beta endorphin, neorotrophins…”
Thêm cơ hội cho trẻ bại não
Khẳng định hiệu quả PHCN bại não cho trẻ bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo, bác sĩ Quách Tuấn Vinh nhấn mạnh: “Vi cấy ghép vào huyệt đạo (cấy chỉ) là một phương pháp châm cứu hiện đại, có cơ sở khoa học, đã được nghiên cứu phát triển ở Việt Nam. Nhiều bệnh nhi đã được phục hồi chức năng thành công bằng công nghệ này. Các di chứng vận động do bại não ở trẻ em thường đáp ứng tốt. Liệu trình điều trị chứng bại não thông thường là 5 – 10 lần cấy chỉ, mỗi lần cách nhau 20 ngày. Bệnh nhi không phải nằm điều trị nội trú tại phòng khám, đỡ vất vả và tiết kiệm chi phí cho gia đình người bệnh”.
Bệnh nhi Hà Như Trường ở Hoa Lư, Ninh Bình bị mắc bệnh bại não từ nhỏ. Sau khi đi khám bệnh tại bệnh viện Nhi TW được các bác sĩ chẩn đoán bị bại não, giãn não thất phải, hộp sọ bé khiến cho Trường bị mắc chứng liệt chức năng vận động nặng. Căn bệnh oan nghiệt lại càng khó khăn hơn khi gia cảnh của bệnh nhi Trường vốn đã túng thiếu. Chạy vạy khắp nơi, làm đủ nghề mưu sinh để gom tiềm cho con đi chữa trị nhưng hi vọng đó gần như vụt tắt khi bệnh của Trường vẫn không thuyên giảm. Mẹ của Trường chia sẻ: “Căn bệnh bại não khiến cháu không
thể đi đứng, vận động bình thường, ngay cả nói hay gọi tên bố, mẹ cũng không thể. Nhìn con lớn dần nhưng giống như một đứa trẻ bị thiểu năng khiến gia đình tôi xót lắm. Sợ bệnh không khỏi rồi con sẽ phải đối mặt với những thiệt thòi trong cuộc sống nên dù chỉ một chút hi vọng thì gia đình cũng sẽ cố chạy chữa”.
Biết đến phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo có thể phục hồi được nhiều chức năng vận động nên gia đình chị cũng muốn “thử” với hi vọng có thể chữa được bệnh cho con. Mẹ của bệnh nhi Trường cho hay: “Sau 14 lần cấy chỉ và tập luyện vận động thêm mà cháu cũng đã đi được, nói được. Gia đình cũng đã đưa cháu đi bệnh viện chụp MRI và được chẩn đoán não bộ bình thường, hết giãn não thất. Năm nay, cháu cũng đã bắt đầu đi học bình thường như các bé khác nên tôi cũng yên tâm hơn. Gia đình tôi vô cùng cảm ơn các thầy thuốc tại Trung tâm cấy chỉ - PHCN Minh Quang đã đem lại hạnh phúc cho gia đình tôi!”.
Một trường hợp khác cũng điều trị - PHCN thành công bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo đó là bệnh nhi Phạm Mai P. trú quán tại Cẩm Phả - Quảng Ninh. Đây là trường hợp mắc bệnh bại não bẩm sinh khiến bệnh nhi bị khiếm khuyết các chức năng vận động. Khi mắc bệnh, bé Mai P. phát triển chậm hơn so với tuổi, đến 2 tuổi mới biết đi nhưng không vững, tay trái cầm nắm khó khăn nên không tự xúc cơm ăn được… Nhưng chỉ sau 3 lần điều trị, bệnh nhi Mai P. đã có thể đi lại nhanh nhẹn, vững vàng hơn và tự cầm bát xúc cơm ăn được.
 
Box: Dấu hiệu trẻ bại não
 
Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, trẻ mắc bệnh bại não có những đặc điểm như đối với trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường thấy là trẻ rất yếu hoặc mềm nhẽo sau khi đẻ, nhất là sau các liên quan đến sản khoa (như đẻ khó, đẻ ngạt tím, ngạt trắng, đẻ non tháng, đẻ già tháng, đẻ thiếu cân, mổ đẻ…); trẻ không mút, không bú, hay sặc sữa, đùn sữa và thức ăn, lè lưỡi ra ngoài hoặc rụt lưỡi vào trong; các dị tật như mất chức năng tứ chi: tay chân hoặc mềm yếu không cử động được hoặc co cứng ở tư thế gấp; trẻ có các tư thế bất thường hoặc cổ mềm rũ, lưng yếu, các khớp yếu, cơ yếu, chậm hoặc không thể ngẩng đầu, nâng tay, không giữ được thăng bằng, không giữ được ở tư thế sinh lý; trẻ có đầu bé nhọn hoặc đầu to quá cỡ và ngày càng to ra theo năm tháng với các thóp và khớp sọ giãn rộng; trẻ có khuôn mặt tròn, mắt xếch, lưỡi to, dày hay biến dạng ở hộp sọ, các rối loạn về tâm thần hoặc la hét kích thích, quấy khóc suốt ngày đêm, hoặc li bì, kém linh hoạt, đáp ứng yếu ớt, khóc rên khi bị kích thích đau… Đối với các trẻ lớn, các dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các rối loạn dáng đi như đi lệch, đi với hai đầu gồi chụm khép chặt vào nhau kèm theo co cứng cơ; chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân, đi bằng cả hai mũi chân, đi xiêu vẹo, run rẩy không vững, dễ bị ngã; tập đi muộn, đi lạch bạch, hay ngã, bàn chân phẳng, chậm hơn các trẻ cùng lứa tuổi trong các bước phát triển lẫy, bò, ngồi, đứng, đi, thờ ơ kém nhận thức, như không biết lạ quen, không biết biểu lộ tình cảm, chậm nói, không đáp ứng với tiếng gọi, tiếng động, đến 3 tuổi mà vẫn chưa nói được tất cả.
 
Hiền Anh
(Báo Sức khỏe Cộng đồng)
 
 

Nhạc nền