CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐẠO – HIỆU QUẢ BẤT NGỜ CHO CĂN BỆNH TỰ KỶ Ở TRẺ EM

Tự kỷ là một căn bệnh khó, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, căn bệnh này đã là một gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Cấy chỉ Bản sắc Việt và BS Quách Tuấn Vinh đã giúp cho hàng trăm đứa trẻ khỏi căn bệnh này.


 
 
Tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến và đang trở thành mối lo lắng của gia đình, xã hội khi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở trẻ em. Phương pháp châm cứu ở Việt Nam đã có những bước đầu khả quan, nhưng mức độ vẫn còn chậm và gây e ngại cho trẻ khi phải tiến hành nhiều lần. Nhưng với phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo, một bước phát triển trên cơ sở châm cứu truyền thống đã đem lại hiệu quả bất ngờ trong điều trị, phục hồi chức năng bệnh tự kỷ.
 
Hy vọng mới cho bệnh tự kỷ ở trẻ
 
Tự kỷ được biết đến như một khuyết tật phát triển phức tạp. Các chuyên gia tin rằng tự kỷ có biểu hiện trong ba năm đầu đời của một người. Đây là hậu quả của những rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến chức năng bình thường của não bộ, ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội của người đó. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có các rối loạn hành vi rối loạn ngôn ngữ, giao tiếp xã hội bị hạn chế… Hội chứng tự kỷ với các biểu hiện thường gặp như khó khăn trong giao tiếp, thiếu kỹ năng tương tác, không hiểu được hành vi, cử chỉ thể hiện tình cảm của người đối diện, tự gây thương tích, có thể gặp rối loạn ngôn ngữ (chậm nói, nói khó…), tăng động (rất hiếu động), trẻ không hiểu được lời nói, hành vi của mình, có bệnh nhi còn có biểu hiện của rối loạn vận động như đi kiễng chân, động kinh… Điều đáng lo ngại là căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng và bệnh tự kỷ có thể trở thành bệnh mãn tính tồn tại suốt đời bệnh nhân nếu không can thiệp đúng lúc và kịp thời.
Hiện nay, điều trị bệnh tự kỷ còn là một vấn đề khó khăn do nhiều yếu tố chi phối. Đặc biệt là vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh “khó” này. Ở một số nước phát triển cũng đã có nghiên cứu hiệu quả cho căn bệnh này. Cụ thể, tại Mỹ, bác sĩ Vincent Hoai Do tại Board Eligible Chiropratic đã nghiên cứu đề xuất phương pháp điều chỉnh não bộ, có kết quả tốt trong phục hồi chức năng, điều trị căn bệnh. Nhưng chi phí điều trị bệnh tự kỷ tại đây rất tốn kém, ước tính 200.000 USD/năm cho một trẻ.
Trong Đông y, không có bệnh danh “tự kỷ”. Các triệu chứng của căn bệnh này có thể quy nạp vào chứng “ngũ trì” với các biểu hiện triệu chứng nói trên, do nguyên nhân rối loạn chức năng một số tạng phủ như thận, tâm, can, đởm, tỳ… gây ra. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi các trung khu thần kinh trên não bộ bị rối loạn chức năng chức năng thì các trung khu thần kinh khác có thể đảm nhiệm, chia sẻ chức năng của các trung khu thần kinh bị rối loạn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, châm cứu, cấy chỉ có thể tác động đến các trung khu thần kinh trên não bộ, kích thích quá trình phục hồi các trung khu thần kinh, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, kích thích khả năng tư duy cũng như giao tiếp xã hội cho trẻ tự kỷ. Cấy chỉ là bước đột phá mới từ châm cứu truyền thống, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo đang được xem như một “diệu pháp” điều trị - PHCN bệnh tự kỷ cho trẻ. Trao đổi về vấn đề này, Thầy thuốc ưu tú, Đại tá, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho biết: “Bước đầu áp dụng phương pháp này cho trẻ mắc bệnh tự kỷ đã có những hiệu quả rất tốt. Sau điều trị, trẻ tương tác tốt hơn đối với người xung quanh, thể hiện được cảm xúc cá nhân, đặc biệt là giảm bớt sự tăng động. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp giúp người bệnh giảm thiểu thời gian điều trị và không cần phải điều trị nội trú như những phương pháp khác”.
Cũng theo nhận định của PGS.Cao Minh Châu, trưởng bộ phận PHCN, Đại học Y Hà Nội: “Không thể phụ nhận vai trò của châm cứu, cấy chỉ trong điều trị - PHCN các bệnh lý có liên quan đến thần kinh như tự kỷ, bại não, di chứng liệt, liệt thần kinh số 7, đau thần kinh số 5. Cơ sở khoa học của châm cứu là cơ sở thần kinh thể dịch đã được khoa học kiểm chứng. Và cấy chỉ điều trị - PHCN tự kỷ là một lựa chọn tốt cho gia đình bệnh nhi. Can thiệp sớm sẽ có hiệu quả tốt hơn. Cần kết hợp giữa châm cứu, cấy chỉ với giáo dục chuyên biệt, ngôn ngữ trị liệu, vật lý trị liệu để có kết quả tốt hơn.
Niềm vui của mẹ khi các con hết bệnh tự kỷ
Niềm vui của gia đình chị Hoàng Thu Giang, giảng viên trường Đại học Thủy Lợi chưa kịp trọn vẹn khi chào đời đứa con đầu lòng của mình, thì mãi đến khi bé Thỏ được 12 tháng tuổi mới được phát hiện mắc bệnh tự kỷ. Hồi tưởng lại thời điểm nhận được tin dữ, chị Giang nói: “Ngày còn mang thai bé Thỏ, tôi bị động thai mấy lần do quá căng thẳng, buồn phiền, cộng thêm bị vỡ ối sớm, lại sinh khó, mổ muộn. May mắn là ca mổ mẹ tròn con vuông. Nhưng đâu ngờ chỉ một thời gian ngắn thì cháu bắt đầu có những biểu hiện lạ khiến gia đình hoang mang. Hơn một tuổi nhưng cháu vẫn chưa thể bò, hay bập bẹ được câu nào. Tình trạng sức khỏe cũng yếu dần vì những bệnh lặt vặt thay đổi theo thời tiết. Sau khi đi khám ở bệnh viện, gia đình tôi mới biết con mình bị mắc bệnh tự kỷ và chậm phát triển bẩm sinh”.
 Nuôi hy vọng cho đứa con thơ, gia đình chị Giang tiếp tục đến những trung tâm, bệnh viện để tìm cách chữa bệnh cho con. “Năm đầu tiên vào viện điều trị nhưng kết quả vẫn không có gì rõ rệt, 23 tháng tuổi cháu vẫn chưa đi được, nói được. Đôi khi cháu không làm chủ được cảm giác, không biết sợ, không biết đau. Thấy bệnh tình con không mấy tiến triển, tôi lại đưa cháu đến điều trị tại các trung tâm châm cứu, phục hồi chức năng. Mấy ngày đầu bé Thỏ có tiến bộ nhiều như đi vững hơn, tay cầm nắm được và nhận thức tốt hơn. Nhưng càng lâu mức độ tiến bộ càng chậm dần và vẫn ốm yếu vì không thể tăng cân. Cứ thế, ai bảo đâu chữa tốt thì gia đình lại tìm đến chỉ với hi vọng có thể chữa khỏi bệnh cho con nhưng vẫn vô vọng”, chị Giang cho biết thêm. Biết đến phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo thông qua lời chỉ dẫn, tư vấn của một số phụ huynh có con bị bệnh tự kỷ điều trị cùng trung tâm với con mình, chị Giang quyết định nuôi tiếp hy vọng. “Nghe nhiều tư vấn nhưng tôi vẫn hơi băn khoăn vì vốn dĩ bệnh tự kỷ này rất khó chữa. Nhưng sau 2 lần cấy chỉ thì hiệu quả bất ngờ. Cháu biết giao tiếp và hòa đồng cùng các bạn hơn, giảm tăng động, cân nặng cũng tăng lên rõ rệt và trộm vía là không hay ốm vặt nữa. Cháu cũng đã đi học trường mầm non bình thường như các bé khác. Và đến nay thi thoảng mình vẫn cho cháu đi cấy chỉ”.
Một trường hợp khác cũng được điều trị - PHCN thành công bằng phương pháp cấy chỉ là bệnh nhi Nguyễn Đức Duy, quê ở Quang Trung, Phủ Lý, Hà Nam từng được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ thể tăng động. Nhưng sau 5 lần được điều trị, phục hồi chức năng bằng phương pháp cấy chỉ thì đến nay Duy đã khỏi bệnh và đi học bình thường như bao đứa trẻ bình thường.
Khẳng định về hiệu quả của phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo điều trị - PHCN bệnh tự kỷ ở trẻ, bác sĩ Quách Tuấn Vinh cho hay: “Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu hiện đại. Đây là phương pháp không dùng thuốc nên không gây nghiện các thuốc hướng thần thường dùng điều trị tự kỷ. Phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo giúp điều chỉnh hành vi, nhận thức của trẻ. Kích thích khả năng nhận thức cho trẻ cho trẻ mắc bệnh. Làm an dịu trẻ hiếu động, kích thích hoạt động ở trẻ trầm cảm. Ngoài ra, cấy chỉ còn hiệu quả trong phục hồi các chức năng bị khiếm khuyết do bệnh gây ra như chậm hoặc không biết nói, rối loạn vận động… Nhờ đó, trẻ có thể có đời sống sinh hoạt bình thường mà không cần đến sự hỗ trợ của người thân.
 
Tùy thuộc vào bệnh lý của từng trẻ mà có phác đồ lộ trình điều trị phù hợp, hiệu quả. Tối thiểu là 10 liệu trình, mỗi lần cách nhau 20 ngày cấy chỉ.
 
BOX:
Theo ý kiến của giáo sư Nguyễn Tài thu, Chủ tịch hội Châm cứu Việt Nam: Châm cứu kết hợp các biện pháp phối hợp khác như tham gia các lớp giáo dục hành vi, dạy nói; tăng cường sinh hoạt tập thể; tăng cường sự quan tâm của gia đình… đã mang lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ.

 
Hiền Anh
(Báo Sức khỏe Cộng đồng)
 
 

Nhạc nền