Thoát cảnh liệt vì mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ cấy chỉ huyệt đạo

Đang khỏe mạnh, bà Thoa bỗng hốt hoảng khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng chỉ sau 3 lần cấy chỉ huyệt đạo, bệnh tình đã giảm hẳn.

Sau 3 lần điều trị cấy chỉ, bà Nguyễn Thị Kim Thoa đã có thể trở lại với công việc

Từng chữa nhiều nơi nhưng không ăn thua

Phải gọi điện thoại làm phiền bà Thoa tới 3 lần, tôi mới tìm đến đúng địa chỉ nơi bà đang sống cùng gia đình.Bà Nguyễn Thị Kim Thoa (cán bộ ngân hàng đã nghỉ hưu, sống ở phố Vĩnh Phúc, Hà Nội) dù đã cận kề tuổi lục tuần nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà, đặc biệt, nụ cười khả ái luôn thường trực trên môi.

Trò chuyện với tôi, bà Thoa cho biết trước khi mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, đã một vài lần bà có dấu hiệu đau thần kinh tọa nhưng ỉ lại vào sức khỏe nên chẳng mấy để ý.

Đến khi căn bệnh phát nặng, bà mới hốt hoảng, lo lắng. May mắn hơn những người khác, sau nhiều lần thất bại ở các phương pháp điều trị khác, bà Thoa đã tìm đến với cấy chỉ Bản sắc Việt và xem đó là một “thành công mĩ mãn”.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh, nỗi đau đớn mà người phụ nữ này phải nếm trải cũng như sự kỳ diệu của cấy chỉ huyệt đạo, PV đã có cuộc trao đổi khá thú vị với bà Nguyễn Kim Thoa.

- PV: Chào bà, tôi được biết hiện nay tỷ lệ người trưởng thành bị thoát vị đĩa đệm chiếm khoảng 30%. Nguyên nhân gây bệnh không chỉ do sự lão hóa của cơ thể mà còn bởi nhiều yếu tố khác như: mang vác nặng, chấn thương, bệnh lý cột sống… Xin bà hãy chia sẻ  đôi lời về căn bệnh của mình?

- Bà Nguyễn Thị Kim Thoa:
Bắt đầu từ tháng 2/2008, vùng thắt lưng của tôi có vấn đề, toàn bộ chân bên phải bị tê bì, bắp chân thâm tím, đi lại khó khăn. Khi ấy, tôi 49 tuổi, có lẽ là năm hạn, bởi thế mà các cụ có câu “Bốn chín chưa qua năm ba đã tới”, cộng với sức đề kháng kém khiến cho căn bệnh càng thêm nặng.

Tôi bị thoát vị đĩa đệm nhưng không đau nhiều vùng lưng mà chủ yếu chịu tác động ở chân, mỗi lần đi lại đau tái mặt, bụng chân thì nhão nhoét do dây thần kinh chèn ép.

Chân của tôi còn rất hay co giật, chuột rút và luôn có cảm giác nóng rát như đụng vào nước sôi. Mỗi lần leo cầu thang là cả một cực hình. Buổi tối đi ngủ, tôi phải kê chân lên một chiếc gối cao để xoa dịu các cơn đau. Suốt quá trình chịu đựng căn bệnh này, tôi mất ngủ triền miên.

Thời gian đó, tôi không thể cơm nước chợ búa, dọn dẹp nhà cửa được, mọi việc đều phải trông cậy cả vào chồng. Hàng tuần, gia đình còn phải thuê người đến quét tước, dọn dẹp. Lúc ấy, đến ngồi một chỗ thôi tôi còn cảm thấy đau đớn, khó chịu chứ sao làm nổi việc gì. Thậm chí, tôi đã phải xin nghỉ việc gần 6 tháng để ở nhà, toàn tâm toàn sức điều trị căn bệnh đáng sợ này.

- Trên hành trình chạy chữa căn bệnh này, chắc hẳn bà đã gặp không ít khó khăn, mệt mỏi. Thậm chí, BS còn khuyên bà nên tiến hành phẫu thuật đúng không, thưa bà?

- Đúng vậy. Sang đầu tháng 3/2008, khi thấy việc đi lại khó khăn hơn, tôi xin nghỉ việc tạm thời và đến Bệnh viện Y học Nguyễn Bỉnh Khiêm kiểm tra. Thấy bắp chân của tôi tím bầm, BS yêu cầu tiến hành chụp cộng hưởng từ. Kết quả chụp chiếu cho thấy tôi bị thoát vị đĩa đệm.

Lúc ấy, cậu bạn làm ở khoa tim mạch lo sợ tôi có khả năng bị viêm tĩnh mạch nên khuyên nhập viện điều trị. Tôi nằm viện 3 tuần mà chẳng có tác dụng gì vì có vẻ như không bắt đúng bệnh. Sau đó, tôi vào Lão khoa của Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu lại.

Các BS phát hiện ra tôi bị gốc rễ dây thần kinh chèn ép và nhắc nhở phải khẩn trương chữa trị căn bệnh này. Lúc đó việc đi lại của tôi khó khăn lắm rồi, đi vài bước lại phải ngồi thụp xuống nghỉ. Nằm điều trị ở bệnh viện, BS còn bắt tôi bó chân vì sợ bị giãn tĩnh mạch thế nhưng tình hình cũng không khả quan cho lắm.
BS Quách Tuấn Vinh đang bắt mạch, khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
 
Tôi xuất viện và đi châm cứu ở gần nhà. Tôi điều trị theo phương pháp này được khoảng 10 ngày. Sau mỗi buổi châm cứu tôi thấy đỡ đau nhức hẳn, có thể túc tắc đi lại được nhưng lạ là cứ sang ngày hôm sau thì mọi thứ lại đâu vào đấy, lại đau và chỉ đi được 2 - 3 bước.

Lo lắng, tôi tới Bệnh viện Hòe Nhai (Hà Nội) để bấm huyệt và kéo giãn cột sống lưng. BS bắt tôi đeo đai và khuyên nhủ nên tiến hành phẫu thuật để tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Thế nhưng tôi không đồng ý vì cũng đã nghe ngóng rất nhiều, người ta nói bất đắc dĩ lắm mới phải chọn lựa phương án đó. Nếu như chẳng may bị liệt thì tôi mới chọn giải pháp cuối cùng này.

Tôi về Bệnh viện Quân y 354 khám, hôm ấy tôi phải ngồi trên xe lăn để con đẩy vì không thể đi được quãng đường xa. Đến mức các đồng chí bộ đội nhìn thấy, còn trêu tôi: “Trẻ như thế mà đã phải ngồi xe lăn sao?”.

Tại đây, các bác sỹ tiến hành tiêm thuốc trực tiếp vào tủy sống cho tôi. Nhưng, tiêm được 2 buổi, không thấy cải thiện gì hoặc do tôi quá sốt sắng nên không theo phác đồ điều trị đó nữa.

Tôi còn sang Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội bốc thuốc Bắc, uống cả chục thang cũng không ăn thua. Nói chung, thời gian ấy, ai mách gì, bảo gì tôi cũng nghe theo, chỉ mong chân hết đau nhức, tê bì và bỏng rát để đi lại như trước kia thôi.

“Nhiều người nghĩ tôi không thể đi làm trở lại…”

- Nghe chia sẻ mới thấy, bà đã thất bại với rất nhiều phương pháp trị bệnh. Vậy, mối nhân duyên nào đã đưa bà đến với cấy chỉ?


- Nhà tôi trước đây cũng ở Lý Nam Đế nhưng đã chuyển đi từ năm 2001 nên không hề biết đến Trung tâm cấy chỉ - PHCN của BS Quách Tuấn Vinh. Đến tháng 5/2008, một người bạn đến thăm hỏi sức khỏe của tôi và nói đã từng chữa khỏi bệnh ở chỗ BS Vinh.

Nghe cô ấy chia sẻ, tôi tìm đến Trung tâm này chữa trị ngay. Chẳng ngờ, BS Vinh biết gia đình tôi vì bố chồng tôi là sỹ quan cấp tướng công tác trong Quân đội, được BS Vinh chăm sóc sức khỏe trong nhiều năm.

Tôi cấy chỉ ở chỗ BS Vinh tổng cộng 3 lần, sau lần điều trị đầu tiên, tôi đã cảm thấy bệnh tình của mình có chiều hướng tốt lên. Còn nhớ, lần ấy về tôi bị sốt, khá lo lắng nên phải gọi cho BS Vinh ngay. Thế nhưng ông nói như vậy là rất tốt rồi giải thích cho tôi hiểu cơ chế tác động của cấy chỉ đối với căn bệnh này.

Tới lần thứ hai, các cơn đau của tôi giảm hẳn, chân không còn giật, chuột rút và bắt đầu đi lại được. Lần cấy chỉ thứ ba, tôi hết hẳn các triệu chứng tê bì, bỏng rát và tím ở bụng chân. Đi lại thoải mái, dễ chịu chẳng phải dò dẫm, khom lưng như người già nữa. Hết đau đớn, tôi quay trở lại làm việc bình thường tới năm 2013 thì nghỉ hưu.

Sau này tôi cũng đến chỗ BS Vinh cấy chỉ nhắc lại vài lần. Kể từ đó tới nay, tôi không bị đau, tê bì như thế nữa. Thỉnh thoảng trái gió trở trời thì tôi có cảm thấy hơi khó chịu một chút nhưng xoa bóp và mát xa sẽ thoải mái hơn.

 
BS Quách Tuấn Vinh đang hướng dẫn các học viên tìm huyệt đạo trên loa tai của bệnh nhân
 
- Từ chỗ đau đớn đến mất ăn mất ngủ, mỗi bước chân là cả ngàn mũi kim đâm vào da thịt. Đến bây giờ khi đã có thể đi lại một cách nhanh nhẹn, thoải mái, bà đánh giá như thế nào về phương pháp chữa bệnh cấy chỉ huyệt đạo?

- Sau khi điều trị ở Trung tâm của BS Vinh, tôi kết hợp thêm một số bài tập tác động vùng cột sống, bệnh thuyên giảm tới 90 %. Đang lúc đau đớn không đi đứng, nhiều người còn nghĩ với sức khỏe như thế tôi sẽ không thể quay trở lại làm việc.

Vậy mà, với 3 lần cấy chỉ, tôi đã khỏe mạnh thì đó là một kết quả quá mĩ mãn. Bạn bè, người thân ai cũng mừng cho tôi. Tháng 9 năm đó, tôi còn đi du lịch Hàn Quốc với cơ quan của mình nữa.

Tôi đã giới thiệu cho rất nhiều người bạn cùng chỗ làm đến BS Vinh điều trị. Thậm chí, cô bạn tôi ở Phú Thọ bị căn bệnh này cũng tìm về và đã thuyên giảm hẳn.

Từ ngày đến với cấy chỉ, mỗi lần đi chợ hay ra ngoài mà thấy có người mắc bệnh giống mình, tôi đều mách cho họ biết. Tôi nghĩ đơn giản rằng mình người thật, việc thật, là nhân chứng sống và rõ ràng nhất, biết chỗ chữa bệnh hay mà không chỉ dẫn thì thật quá ích kỷ.

Khỏi bệnh, tôi luôn nói cảm ơn cô bạn - là mối nhân duyên đưa tôi đến với cấy chỉ. Cảm ơn BS Vinh đã mang đến cho tôi sức khỏe và niềm tin yêu cuộc sống.

Nhạc nền