CẤY CHỈ MINH QUANG: CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ HIỆU QỦA THOÁI HÓA KHỚP GỐI, TRÀN DỊCH KHỚP GỐI

Khớp gối là khớp rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất chính vì thế nó rất dễ bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, hạn chế tàn phế xảy ra. VIDEO CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ TRÀN DICH KHỚP GỐI: https://www.youtube.com/watch?v=h98Q2Q9msvw

CẤY CHỈ VÀO HUYỆT ĐẠO ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI, TRÀN DỊCH KHỚP GỐI

Khớp gối là khớp rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất chính vì thế nó rất dễ bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, hạn chế tàn phế xảy ra.
 
Triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp gối
  • Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.
  • Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
  • Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.
  • Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
  • Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng.
  • Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ Bản sắc Việt
  • Hiệu quả điều trị:
Điều trị bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi khối cơ tứ đầu đùi bị teo nhỏ một cách hiệu quả.
  • Tại sao cấy chỉ có thể giảm đau, chống thoái hóa khớp:
Cấy chỉ vào huyệt điều trị thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối là một phương pháp có cơ sở khoa học. Dưới tác động vào huyệt đạo, cơ thể tăng sinh Adenosin, một hoạt chất sinh học có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh, tạo điều kiện phục hồi các tổn thương xương khớp.
Kinh nghiệm tại Trung tâm cấy chỉ Minh Quang, hàng trăm người bệnh bị thoái hóa khớp gối đã được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo.
Đặc biệt, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối lại mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể áp dụng phương pháp cấy chỉ để tránh phải dùng các thuốc chống viêm điều trị có thể gây chảy máu dạ dày.
 
 Lời khuyên của thầy thuốc:
  • Với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng.
  • Có thể mang nẹp gối, băng chun quanh khớp gối trong giai đoạn đang bị đau, nhưng sau đó cần phải tập cơ tứ đầu để có một khớp gối vững khi đi đứng, vì khi bị đau gối bao giờ cơ tứ đầu đùi cũng bị teo nhỏ.
  • Hạn chế vận động khớp gối trong giai đoạn viêm cấp. Người bệnh không nên đi bộ nhiều hoặc tập đi bộ để khớp gối có điều kiện phục hồi.
 
 
NHỮNG CA BỆNH HAY
“Cảm ơn bác sĩ, tôi đã khỏi thoái hóa khớp gối” là lời chia sẻ của bà Thu Phương là giảng viên chính Đại học y Hà Nội. Từng nhiều năm chịu đựng căn bệnh này, chi sau khi điều trị bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo, bà Phương đã hoàn toàn khỏi căn bệnh này.
Bà Nguyễn Thị Nghiêm (1939). Trú quán: Đống đa - Hà Nội cho hay: Từ 5.8.2008  bà đã bị đau nhức hai khớp gối, hai tháng liền đi lại chống gậy, đứng lên ngồi xuống còn khó khăn. BN đi khám tại một số BV như Hòa Nhai, chùa Láng. Đã chụp xq với chẩn đoán thoái hóa khớp gối (P), thoái hóa cột sống thắt lưng L3-L4-L5 và thoái hóa cột sống cổ  C7. BN phải nghỉ ở nhà. Ngày 18.6.2009 bệnh nhân đến PK và điều trị với chẩn đoán thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng. Khám: khớp gối sưng nề, đi lại đau, hạn chế cử động khớp gối, đau vai gáy (T). BN nói đau đến phải chảy nước mắt vì đau, đi lại phải chống gậy. Ngày 3.7.2009 BN đến khám điều trị lần 2, BN cho biết khớp gối P đã hết đau, ba cái gậy còn giữ để làm kỷ niệm, dễ chịu hẳn so với trước, vai cánh tay (T) cũng đỡ đau nhiều so với trước. 
Trần Thị Thúy (1976). Nghề nghiệp: Dược sĩ. Trú quán: Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội. Bệnh nhân thấy 2 đầu gối đau nhức, sưng đỏ đã 3 năm. Đã khám và điều trị tại BV Bạch Mai. Bệnh chỉ đỡ đau, không khỏi. Ngày 30.11.2010 đến khám, hai gối sưng nề, khám có dấu hiệu bập bềnh khớp gối. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo. Sau điều trị 2 lần, mỗi lần cách nhau nửa tháng, bệnh nhân hết hẳn đau nhức hai khớp gối, bệnh nhân đi lại bình thường. Bập bệnh xương bánh chè (-).
 
 

 

Nhạc nền